Đóng ghim gáy sách là gì? Những cách đóng gáy sách sau in phổ biến hiện nay

Công nghệ đóng sách ngày nay đã phát triển đáng kể, mang lại nhiều hình thức đóng gáy nhanh chóng và hiệu quả như đóng ghim gáy dán băng dính, đóng gáy lò xo, keo nhiệt,… nhằm mục đích giữ cho quyển sách cứng cáp, cố định, giúp người đọc dễ dàng cầm trên tay và lật trang.

Đóng ghim gáy sách là gì?

Đóng ghim gáy sách là một phương pháp gia công đóng gáy sách sử dụng các móc ghim để cố định các trang sách lại với nhau ở gáy sách. Phương pháp này được sử dụng phổ biến cho các tài liệu in số lượng ít, cần đóng quyển nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Đóng ghim gáy sách có ưu điểm nhanh, tiết kiệm chi phí

Tại sao cần phải đóng gáy sách?

Việc đóng ghim gáy sách nói riêng và đóng gáy sách nói chung là một bước quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất quyển sách. Các lợi ích của việc đóng gáy sách không chỉ giới hạn trong việc giữ cố định trang sách một cách chắc chắn, mà còn mở rộng ra đến tính thẩm mỹ và tiện ích cho người đọc. Dưới đây là các lợi ích chính của việc đóng gáy sách:

  • Giữ cố định trang sách và tiện ích khi sử dụng: Gáy cuốn sách giữ cho các trang sách cố định vị trí, giúp người đọc dễ dàng cầm sách, lật trang một cách chắc chắn và tiện lợi.
  • Tăng tính thẩm mỹ và độ thu hút: Việc đầu tư vào việc đóng gáy sách có thể mang lại quyển sách sự đẹp mắt hơn, thu hút hơn, khiến người đọc cảm thấy hứng thú hơn với quyển sách đó.
  • Ghi thông tin về sách: Phần gáy sách là nơi để ghi các thông tin về sách như tên, tác giả, nhà xuất bản, giúp người đọc tìm kiếm quyển sách dễ dàng khi xếp trên kệ.
  • Tăng giá trị cho sách: Nếu được đầu tư đóng gáy theo nghệ thuật thủ công, quyển sách có thể tăng giá trị và trở thành một món đồ sưu tập đắt giá đối với những người yêu sách.

Một số cách đóng ghim gáy sách

Đóng ghim gáy sách bấm giữa

Cố định bản in trong cuốn Catalogue thông qua việc bấm 2 hoặc 3 kim giữa. Quy cách này thường được sử dụng trong ngành in ấn để đảm bảo ấn phẩm được cố định và dễ thao tác. 

Đóng ghim gáy sách giữa phổ biến và thích hợp cho các ấn phẩm Catalogue, Menu, brochure, tờ rơi, in kỷ yếu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng số trang của các ấn phẩm cần phải là bội số của 4 để áp dụng phương pháp này. Nếu thiết kế Catalogue quá dày, không thể bấm ghim giữa.

Bên cạnh đó, người đóng cuốn bấm ghim giữa cũng cần lựa chọn loại ghim phù hợp với số trang của ấn phẩm. Vị trí ghim phải chính xác để đảm bảo gáy catalogue chắc chắn.

Đóng ghim gáy sách giữa dễ thao tác mà ấn phẩm vẫn giữ được cố định

Đóng gáy catalogue bấm ghim ngang

Bấm ghim ngang là một cách khác để cố định các trang trong cuốn Catalogue hoặc Menu, có thể khắc phục một số hạn chế của phương pháp truyền thống.

Trong Bấm ghim ngang, thay vì bấm ghim ở giữa trang bản in, ta bấm ghim ở mặt ngoài của trang bìa, cố định xuống các trang ruột và bìa sau đó. Việc bấm ghim ngang cho cuốn Catalogue hay Menu sẽ giúp bạn khắc phục hạn chế về số trang. Bấm ghim ngang  cho phép linh hoạt hơn về số lượng trang, không nhất thiết phải là bội số của 4.

Một biến thể khác của Bấm ghim ngang là sử dụng chỉ thay vì kim bấm để cố định các trang. Tuy nhiên, việc này yêu cầu công đoạn thủ công khá nhiều và có thể làm tăng giá thành sản xuất.

Đóng gáy bằng ghim dập và dán băng dính

Phương pháp đóng gáy bằng cách dập ghim và sử dụng băng dính là một cách đóng sách hiệu quả để cố định tài liệu. Quy trình này bao gồm việc sử dụng dập ghim để cố định các tờ giấy thành một cuốn sách rồi sau đó dùng băng dính (băng keo) che phủ lên phần ghim, giúp bảo vệ và làm cho phần gáy sách trở nên bền hơn.

Phương pháp đóng ghim gáy phổ biến và được ưa chuộng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục (giáo viên, học sinh, sinh viên) khi cần sử dụng tài liệu để giảng dạy hoặc học tập. Tuy nhiên, nó không thực sự hiệu quả cho những tài liệu quá dày (ví dụ: nhiều hơn 120 trang) do có thể gây ra các vấn đề như rách, bong, tuột băng keo hoặc ghim dập trong quá trình sử dụng. Đóng ghim gáy và dán băng dính tiết kiệm chi phí và có thể thực hiện thủ công, không cần máy móc, tuy nhiên, cần phải lưu ý và cân nhắc kỹ lưỡng về số trang tài liệu để đảm bảo tính ổn định và bền bỉ của kết quả cuối cùng.

Đóng gáy bằng cách dập ghim và sử dụng băng dính

Một số phương pháp đóng gáy sách sau in khác

Ngoài đóng ghim gáy, còn có nhiều phương pháp đóng gáy sách sau in khác. Dưới đây sẽ là một số phương pháp đóng gáy sách sau in khác cho bạn tham khảo: 

Đóng gáy xoắn, gáy lò xo

Phương pháp đóng sách bằng phần gáy lò xo thường được áp dụng cho sách, truyện thiếu nhi có ít trang hoặc các tài liệu học tập, làm việc. Đóng gáy lò xo giúp việc lật giở trở nên trơn tru, nhẹ nhàng hơn, không gây vướng víu do các trang không bị dán dính với nhau. 

Đóng sách bằng phần gáy lò xo giúp việc lật giở trở nên trơn tru

Đóng gáy keo nhiệt

Đóng keo nhiệt, đóng keo hay ép gáy keo là một phương pháp đóng gáy chuyên nghiệp, tạo ra các cuốn sách với gáy phẳng và bề mặt gáy mịn màng.

Tuy nhiên, đóng keo nhiệt, đóng keo, ép gáy keo được sử dụng cho những ấn phẩm có số lượng trang lớn, từ 32 trang trở lên.  Không phù hợp với những ấn phẩm có số lượng trang quá ít, vì quá trình đóng gáy keo đòi hỏi ít nhất một lượng trang tối thiểu để đảm bảo kết cấu vững chắc và chất lượng cuốn sách. Do đó, nếu bản thiết kế catalogue của bạn có số trang quá ít, không đủ để thực hiện đóng keo nhiệt, đóng keo, ép gáy keo thì cần xem xét lại phương pháp đóng gáy thích hợp cho số lượng trang nhỏ hơn.

Đóng gáy sách keo nhiệt áp dụng cho những ấn phẩm có số lượng trang lớn

Đóng bìa cứng, bìa bồi

Đóng bìa cứng hay còn gọi là đóng bìa bồi thường ít được sử dụng đối với ấn phẩm in catalogue, nhưng lại được ưa chuộng trong việc in Menu và Photobook. Menu giấy bồi cứng thường có giấy bìa cứng ở phía ngoài và giấy ruột mỏng hơn bên trong, được cố định bằng kim bấm ở phía trong. Mặc dù có kim bấm, khi cầm nắm, người xem thường không để ý tới chúng.

Đối với việc làm Photobook hoặc các loại menu giấy bồi tương tự, nếu bạn không muốn sử dụng kim bấm, bạn có thể cố định bằng đinh ốc. Phương pháp này không chỉ đảm bảo tính chắc chắn mà còn mang lại vẻ đẹp cho cuốn sách.

Nhìn chung đây là một quy cách đóng gáy phổ biến được sử dụng để tạo ra các cuốn menu và photobook có diện mạo đẹp và sang trọng.

Đóng bìa cứng đảm bảo tính chắc chắn và mang lại vẻ đẹp cho cuốn sách

Đóng gáy mở phẳng

Đóng gáy menu mở phẳng là một kỹ thuật đóng sách nhằm làm cho menu, khi được đặt trên bàn hoặc bất kỳ bề mặt nào, mở rộng một cách phẳng và tiện lợi. Phương pháp này giúp cho việc xem danh sách thực đơn hoặc thông tin trên menu trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn cho khách hàng.

Đóng gáy mở phẳng

Khi nào thì nên đóng gáy sách bằng keo?

Phương pháp đóng gáy sách bằng keo thường được áp dụng rộng rãi trong các công ty in ấn và nhà xuất bản sách khi sản xuất số lượng lớn. Lý do chính là khó khăn trong việc bảo quản nguyên liệu để đóng gáy bằng keo. Keo cần được sử dụng đủ lượng mỗi khi mở thùng để đảm bảo chất lượng. Nếu chỉ sử dụng một phần và cất lại, keo sẽ mau chói đi và mất đi tính chất cần thiết (trong khi các vật liệu khác như ghim dập, băng keo dính và lò xo có thể sử dụng lâu dài).

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ và tùy thuộc vào điều kiện, có thể tự thực hiện đóng gáy sách bằng keo tại nhà. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại keo nhỏ gọn phù hợp cho việc đóng gáy sách tự thủ công hoặc sửa chữa. Điều này mang lại linh hoạt cho việc sản xuất một quyển sách từ bản thảo của mình hoặc khi cần phục hồi, sửa chữa quyển sách bị hỏng.

Nhưng nên lưu ý rằng, đóng gáy sách bằng keo yêu cầu kỹ thuật khéo léo và chú ý đến chất lượng keo và cách thực hiện để đảm bảo độ bền và thẩm mỹ của cuốn sách.

Đóng gáy sách bằng keo là kỹ thuật đòi hỏi sự khéo léo

Nhìn chung có rất nhiều cách đóng gáy sách như: Đóng gáy lò xo, đóng gáy keo nhiệt, đóng ghim gáy… Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người dùng để lựa chọn cách đóng gáy sách sao cho phù hợp với nhu cầu và tài chính nhất.

Bài viết mới nhất:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0936474716